Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán: Những điều vô lý

Bộ Tài chính đã hoàn thành dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán (dự thảo Luật), chỉ sửa đổi, bổ sung 10 điều của Luật Kế toán năm 2003, trong đó, quan trọng nhất là chia Điều 55 - Hành nghề kế toán - với những quy định vô lý, đi ngược lại xu thế cải cách hành chính hiện nay.

CôngThương 

 - Trước hết, việc áp đặt phương thức quản lý đối với kiểm toán độc lập cho hoạt 

động dịch vụ kế toán là không hợp lý. Bởi vì, giữa kiểm toán độc lập và dịch vụ kế toán có những điểm khác nhau rất cơ bản như: Kiểm toán độc lập được hành nghề trong mọi lĩnh vực, trong khi đó, dịch vụ kế toán chỉ phục vụ cho đối tượng là các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ. 


Người có chứng chỉ kiểm toán viên không được hành nghề cá nhân, ngược lại, người có chứng chỉ hành nghề kế toán được hành nghề cá nhân. Kiểm toán độc lập có sản phẩm riêng là báo cáo kiểm toán, còn sản phẩm của dịch vụ kế toán là hệ thống sổ kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp khách hàng theo quy định của pháp luật. Báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập được sử dụng với nhiều mục đích như: Chia lợi nhuận; liên doanh, liên kết; đấu thầu..., trong khi đó, báo cáo tài chính do dịch vụ kế toán cung cấp chỉ phục vụ mục đích quyết toán thuế...
Đến nay, kiểm toán độc lập đã có mặt trên thị trường Việt Nam hơn 20 năm. Song, dịch vụ kế toán mới được thừa nhận về mặt pháp lý từ năm 2004 và chính thức được VAA quản lý từ năm 2009. Vì vậy, không thể lấy lý do “theo tiêu chuẩn quốc tế” để “bóp chết” thị trường non trẻ này.

Kiểm toán độc lập đã có mặt trên thị trường Việt Nam hơn 20 năm. Song, dịch vụ kế toán mới được thừa nhận về mặt pháp lý từ năm 2004 và chính thức được VAA quản lý từ năm 2009. Vì vậy, không thể lấy lý do ”theo tiêu chuẩn quốc tế” để ”bóp chết” thị trường non trẻ này.

Có thể khẳng định, những quy định bổ sung về điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán trong dự thảo Luật là không cần thiết, một số điều kiện thiếu tính khả thi và đi ngược lại xu thế của cải cách hành chính. Cụ thể:
Yêu cầu có ít nhất 3 kế toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có 2 thành viên góp vốn là quá mức cần thiết. Bởi người có chứng chỉ hành nghề không bắt buộc phải góp vốn vào công ty mà được phép làm việc theo hợp đồng lao động. Quy định này sẽ gây khó khăn lớn cho việc thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán khi không thể thuyết phục được người có chứng chỉ hành nghề tham gia góp vốn.
Điều kiện “Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty TNHH phải là kế toán viên hành nghề” cũng vô lý. Bởi, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm toàn diện về mọi hoạt động của doanh nghiệp và do đó phải có kinh nghiệm quản lý, kiến thức tương đối toàn diện. Không phải bất cứ ai có chứng chỉ hành nghề kế toán là đã có kinh nghiệm trong quản lý doanh nghiệp. Do đó, chỉ cần quy định “Giám đốc (hoặc tổng giám đốc) doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán và chỉ người có chứng chỉ hành nghề kế toán mới được ký hợp đồng dịch vụ kế toán” là đủ.
Điều kiện “bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ” là một “sáng tạo” lạ đời! Bởi lẽ, dịch vụ kế toán không đòi hỏi vốn lớn, cũng không phải là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm có thể phải bồi thường vật chất đến mức phải quy định vốn pháp định. Những rủi ro thường gặp trong dịch vụ kế toán đều có nguyên nhân từ sự không hợp pháp của chứng từ, tài liệu được sử dụng trong công tác kế toán. Song, các hợp đồng dịch vụ kế toán đều quy định về trách nhiệm của khách hàng là chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự hợp pháp của chứng từ, tài liệu kế toán được cung cấp để sử dụng trong công tác kế toán. Do đó, những khoản doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải bồi thường cho khách hàng (nếu có) thường chỉ là phạt vi phạm hành chính từ những lỗi kỹ thuật của kế toán viên. Đó là số tiền không lớn để đến mức doanh nghiệp phải có vốn pháp định.
(Còn nữa)
Luật gia Vũ Xuân Tiền

Thành lập doanh nghiệp,thành lập công ty, dịch vụ kế toán