Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Thành lập công ty có nên đăng ký nhiều ngành?


Thành lập công ty không còn là thủ tục quá lạ lẫm với mọi người đặc biệt là khối văn phòng, sinh viên, thương nhân. Theo thống kê của Sở kế hoạch và đầu tư thì số lượng ngành nghề đăng ký của 1 doanh nghiệp phần lớn là 30 ngành, trong đó ngành nghề thực chất kinh doanh chỉ 1/10 trong số đó.
Để giúp mọi người có cách nhìn hợp lý nhất về việc lựa chọn ngành nghề Splaw xin đưa ra một số phân tích liên quan đến việc "Có nên đăng ký nhiều ngành nghề khi thành lập doanh nghiệp để quý bạn đọc tiện tham khảo
1. Đăng ký nhiều ngành nghê để tránh phải thay đổi giấy phép kinh doanh
Có rất nhiều người điều hành doanh nghiệp trong đó người thì luôn bận mải công việc nên không đủ thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, người lập công ty để kinh doanh tay trái nên không muốn tốn chi phí thay đổi giấy phép kinh doanh, người thì lập công ty khi chưa có sự xác định trọng tâm kinh doanh chủ đạo,... Nói chung có nhiều lý do để quyết định đăng ký càng nhiều càng tốt ngành nghề kinh doanh để sau này đỡ phải bổ sung. Đây có thể nói là một cái sai rất nghiêm trọng bởi
- Công ty là công cụ để tạo dựng sự nghiệp và phát triển kinh doanh do đó chúng ta cần chau chuốt và tận tâm cho nó. Việc đăng ký nhiều ngành nghề làm cho tờ giấy phép kinh doanh trông có vẻ "chợ" quá thì làm sao có được niềm tin ở các đối tác.
- Đăng ký nhiều ngành nghề nhưng chắc gì các bạn đã biết lĩnh vực nào công ty đang được phép kinh doanh, lĩnh vực nào thì không? Đây là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt những sai phạm như: xuất hóa đơn khi chưa đăng ký kinh doanh, chưa đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn kinh doanh,...
Vậy nên tốt nhất các bạn hãy đăng ký ít ngành nghề thôi và nên đăng ký 1 bộ ngành nghề cũng loại ví dụ: Công ty về xây dựng thì đừng đăng ký các ngành nghề như: Chăn nuôi lợn,... phản cảm lắm. Sau đó mình bỏ công nghiên cứu qua thông tư hướng dẫn thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh để khi cần thêm ngành nghề nào mình tự tiến hành thủ tục, sẽ không tốn kém và mất thời gian lắm đâu.
2. Đăng ký nhiều ngành nghề để tránh trường hợp sau này pháp luật thắt chặt không đăng ký được nữa
Một số người bạn tôi nói rằng biết năm 2013 thắt chặt về ngành nghề: Cung ứng lao động,... thì họ đã đăng ký trước rồi. Tuy nhiên các bận nên nhớ ngành nghề có trên Giấy phép kinh doanh chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là công ty phải đáp ứng các điều kiện theo pháp luật chuyên ngành mới được kinh doanh. Không đủ 2 điều kiện này kinh doanh là bị tuýt còi ngay.
3. Do không tìm được mã ngành tương ứng nên cứ la lá ngành nghề của mình là mình đăng ký
Quan điểm này cũng có cái hay nhưng cái dở thì không ít. Đã là ngành nghề chủ đạo thì bạn nên tìm hiểu kỹ và đảm bảo khi đăng ký ngành nghề đáp ứng đủ sau này kinh doanh mình không có lo lắng gì nữa chứ như một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ: Chống mối mọt,... không biết cho vào mã ngành nào nên đăng ký thêm ngành nghề: dịch vụ hỗ trợ trồng trọt vì trong 337 có từ mọt ở mã ngành này. Đăng ký như thế có ngày kinh doanh chính đáng vẫn bị phạt như thường.
Xem chi tiết tại đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập doanh nghiệp,thành lập công ty, dịch vụ kế toán